Hoành phi câu đối là một trong những vật dụng thờ cúng quen thuộc ở nhiều không gian tâm linh như: Đình chiếu, đền miếu,…Trong các nhà thờ họ hay không gian thờ cúng gia tiên thì có khá nhiều người Việt cũng trưng bày hoành phi câu đối với mục đích bày tỏ lòng biết ơn thành kính sâu sắc tới ông bà tổ tiên. Bài viết ngày hôm nay các bạn hãy cùng đúc đồng Quang Hà tìm hiểu về những mẫu chữ có trong hoành phi câu đối bằng đồng nhé!
Chất liệu làm nên hoành phi câu đối là gì?
Như các bạn đã biết thì hoành phi câu đối có nguồn gốc xuất xứ từ hàng trăm, hàng ngàn năm nay, trải qua cùng với những thăng trầm lịch sử, hoành phi câu đối vẫn tồn tại trong nét đẹp văn hóa tâm linh và trở thành nét văn hóa đặc sắc mang đậm truyền thống người Việt
Hiện nay hoành phi câu đối được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: Hoành phi câu đối bằng gỗ gụ, hoành phi câu đối gỗ mít, hoành phi câu đối đồng,…Ngày xưa khi mỗi dịp lễ tết đến nhà là người người đều muốn tìm đến những ông đồ chữ và những câu đối đó thường được viết trên giấy đỏ sau đó được mang về và dán lên trên hai bàn thờ. Ngày nay khi điều kiện kinh tế ngày càng trở lên dư giả thì hầu hết các gia đình đều sử dụng đến bức hoành phi câu đối đồng và bây giờ các bức hoành phi này đang rất được ưa chuộng. Sản phẩm được ưa chuộng một phần là do tính thẩm mỹ, đồ bền của vật liệu đồng và một phần nữa là do các loại gỗ quý để làm hoành phi câu đối là vô cùng khan hiếm mà giá thành lại cực cao
Những mẫu chứ trên bức hoành phi câu đối bằng đồng
Nền văn hóa từ trước đến giờ bị chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nền văn hóa của Trung Quốc nhưng tuy nhiên thì người việt vẫn phân biệt được văn hóa của nước mình và tiếp nhận chúng một cách có chọn lọc. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc ra đời của chữ nôm
Hiện nay thì có rất nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chữ trên những bức hoành phi câu đối là chữ Trung Quốc. Tuy nhiên thì chữ trên những bức hoành phi câu đối thường dùng là chữ Hán tiêu chuẩn, chữ Nôm và cả chữ quốc ngữ. Ý nghĩa hoành phi câu đối thường thể hiện tinh thần hiếu học của gia đình dòng họ, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với công đức tổ tiên và đối với những người có công với nhân dân, đất nước
Tùy vào cách phối màu của những người nghệ nhân mà các chữ trên hoành phi câu đối có thể sơn son thiếp vàng (chữ vàng trên nền đỏ) hoặc chữ vàng trên nền đen hoặc chữ đen trên nền đỏ
Những chữ trên mẫu hoành phi câu đối thờ gia tiên đẹp thường chỉ có từ 3 đến 5 chữ. Ý nghĩa của những chữ trên hoành phi, cuốn thư thường có nội dung, hàm ý rất rộng. Hầu hết những người đề chữ trên bộ hoành phi câu đối, cuốn thư câu đối bằng đồng phải là những người có sự hiểu biết cũng như kiến thức và vốn văn hóa cực rộng. Một số những mẫu bộ chữ thường dùng để trên hoành phi câu đối là:
- Chữ hán đức lưu quang: Có nghĩa là đức độ tỏa sáng mãi lưu truyền
- Phúc Lai Thành: Có nghĩa là phúc tạo nên nhà
- Phúc mãn đường: Có nghĩa là phúc đầy nhà
- Vạn Cổ Anh Linh: Có nghĩa là muôn thuở linh thiêng
- Ẩm hà tư nguyên: Có nghĩa là uống nước nhớ nguồn
- Ngũ phúc lâm môn: Có nghĩa là năm phúc vào cửa
- Bách nhẫn thái hòa: Trăm điều nhịn giữ hòa khí
- Vạn cổ trường xuân: Muôn thuở còn tươi
Nội dung chữ viết trên hoành phi câu đối đồng
Nội dung chữ viết trên hoành phi câu đối đồng thường viết theo lối văn biền ngẫu, có nghĩa là câu trước và câu sau là nối nghĩa hoặc đối nghĩa với nhau. Một câu đối sẽ bao gồm có hai về đối: Vế ra câu đối là vế trước, thường treo bên phải, vế đối là vế sau được treo bên trái
Vế ra đối và vế đối trong câu đối thờ gia tiên hay phải tương xứng với nhau cả về ngữ nghĩa, văn phong và tích cảnh. Vì thế mà trước kia những người văn hay đối đáp giỏi thường là những người có tài, hay ra trổ tài đối đáp thông qua các câu đối. Câu đối ngắn chất là 8 chữ mà dài nhất cũng chỉ có tầm 20 chữ mà thôi. Một số những câu đối hay trong thờ cúng gia tiên đó là:
- Tiên tổ phúc hồng lưu hậu thế – tử tôn đức rạng sáng tiền nhiên
- Đức đại giáo gia tổ tiên thịnh – công cao khai địa hậu thế trường
- Tổ tiên tích đức ngàn năm thịnh – con cháu nhờ ơn vạn đại vinh
- Tộc tính quý tôn, vạn đại trường tồn danh kế thịnh – tổ đường linh bái, thiên niên hắng tại đức lưu quang